TỔNG QUAN VỀ AHA VÀ BHA

  1. Khái niệm AHA và BHA

AHA có tên đầy đủ là Alpha Hydroxy Acid: Là tên gọi chung của một nhóm acid hữu cơ có cấu trúc tương đồng với nhau:

  • Glycolic acid (có nhiều từ cây mía)
  • Lactic acid (có nhiều trong sữa chua)
  • Malic acid (có nhiều trong nho, táo, đào)
  • Tartaric acid (có nhiều trong nho, chuối, me, cam)
  • Citric acid (có nhiều trong chanh, quýt, cam)

Tất cả đều có nguồn gốc từ tự nhiên, có nhiều trong các loại trái cây, sữa.

BHA có tên đầy đủ là Beta Hydroxy Acid.

Salicylic acid là BHA duy nhất được sử dụng trong da liễu thẩm mỹ.

 

 

  1. So sánh AHA và BHA

Giống nhau: Cả hai đều là acid hữu cơ có tác dụng sinh học trên da mặt. Làm lỏng sự kết dính của các tế bào sừng, giúp lột tế bào chết, tránh bít tắc lỗ chân lông.

Khác nhau:

  • AHA là một acid tan trong nước, nên tác dụng chủ yếu trên bề mặt da.
  • Tăng độ đàn hồi của da nhờ tác động đến collagen lớp bì.
  • Phù hợp với loại da khô, nhạy cảm.
  • BHA là acid tan trong dầu, nên tác dụng ở trên mặt da và bên trong lỗ chân lông.
  • Thúc đẩy tái sinh lớp tế bào da nhanh hơn (promote cell turnover).
  • Phù hợp với loại da dầu.

 

  1. Tác dụng chính

bglen Việt Nam

AHA khi bôi lên da mặt sẽ có tác dụng lột tế bào da chết ở mức độ nông và trung bình. AHA thường được sử dụng để cải thiện những vấn đề sau:

  • Mụn

Thường được sử dụng nhất là Glycolic Acid, phù hợp để điều trị mụn không viêm (mụn đầu đen và mụn đầu trắng).

Ngoài ra còn giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, hạn chế bít tắc và ngăn ngừa mụn hiệu quả.

  • Sẹo mụn (Acne Scar), thâm mụn, đốm

Dựa vào cơ chế tẩy tế bào da chết nhẹ giúp làm mờ sẹo thâm, làm bong lớp da xù xì thô ráp. Tuy nhiên hiệu quả phải tuỳ thuộc vào những yếu tố: chọn đúng nồng độ AHA, tần suất sử dụng hợp lý, kỹ thuật thực hiện đúng.

  • Nám má (Melasma)

AHA nồng độ 30-70% có khả năng hỗ trợ điều trị nám má, nhưng cần phối hợp thêm những sản phẩm điều trị nám khác như Hydroquinon, Tretinoin, Azelaic Acid, Kojic Acid, Niacinamide….

  • Da thô ráp, xù xì, nếp nhăn do lão hoá

Theo quá trình lão hoá, Collagen sẽ bị thoái triển dần và da sẽ hình thành nếp nhăn, chảy xệ. AHA được chứng minh có hiệu quả kích thích Collagen sản xuất nhiều hơn, tuy nhiên cần sử dụng trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả (khoảng vài tháng).

BHA

  • Trị mụn, chống viêm và kiểm soát nhờn.
  • Có khả năng tẩy tế báo chết nhẹ, thông thoáng lỗ chân lông.
  • Trị gàu, bong sừng nhờ phá vỡ liên kết của các tế bào sừng.
  • Cải thiện sắc tố da, thâm sau mụn, đốm nâu, nám… nhờ cơ chế thay đổi lớp da cũ, kích thích sản sinh tế bào da mới.

 

  1. Tác dụng phụ

Khi sử dụng AHA trong thời gian đầu có thể có 1 số tác dụng phụ như sau:

  • Đỏ da nhẹ
  • Bong da
  • Cảm giác châm chích hoặc ngứa nhẹ
  • Da nhạy cảm

Đây chỉ là tác dụng phụ nhẹ, tự hết chỉ sau vài ngày.

Khi sử dụng BHA cũng sẽ có 1 số tác dụng phụ tương tự:

  • Đỏ da nhẹ
  • Khô da nhẹ
  • Tróc vảy nhẹ
  • Cảm giác châm chích hoặc ngứa nhẹ

Đây đều là những tác dụng phụ nhẹ. Bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm và chống nắng, triệu chứng sẽ giảm nhanh và hết hẳn trong vài ngày.

Tuy nhiên, khi xuất hiện những triệu chứng của phản ứng dị ứng với thuốc:

  • Đau đầu, chóng mặt
  • Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy
  • Khó thở, tức ngực
  • Phản ứng dị ứng tuy hiếm gặp nhưng nguy hiểm

Bạn cần ngừng ngay thuốc và đến khám bác sĩ da liễu.

 

KẾT LUẬN:

Bài viết này chia sẻ những kiến thức tổng quan cho những bạn đang muốn tìm kiếm các sản phẩm chứa thành phần AHA và BHA. Nhưng để có thể kết hợp sử dụng một cách tốt nhất các thành phần này cũng như lựa chọn được những sản phẩm hiệu quả an toàn và phù hợp cho từng loại da thì chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu trong những bài viết tiếp theo nhé!

 

Tác giảBác sĩ Da liễu Đào Hải Trâm Oanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *