BỆNH TRỨNG CÁ là một bệnh của nang lông ở mặt, ngực và lưng thường gặp nhiều ở thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì. Nguyên nhân, cơ chế hình thành không phải do vi khuẩn gây ra, mặc dù vi khuẩn có vai trò trong sự phát triển của mụn trứng cá.
Vậy bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về mụn trứng cá để có cách điều trị tốt nhất với tình trạng mụn của mình.
Mụn trứng cá là gì ?
Là tình trạng da xuất hiện các mụn có kích thước nhỏ khi các nang lông trên da bị tắc nghẽn do dính dầu và tế bào da chết.
Thường phổ biến nhất ở thanh thiếu niên mặc dù bệnh lý này cũng có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai ở mọi lứa tuổi.
Triệu chứng
Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá sẽ có những biểu hiện như sau:
- Mụn đầu trắng nếu da có lỗ chân lông kín.
- Mụn đầu đen nếu da có lỗ chân lông mở.
- Những vết sưng nhỏ, đỏ dạng sẩn.
- Mụn nhọt, mụn mủ.
- Khối u lớn, rắn, đau dưới bề mặt
- Các cục u đau, sưng viêm, đầy mủ bên dưới bề mặt
- Nguyên nhân
Có 4 yếu tố chính được xem là nguyên nhân hình thành mụn trứng cá :
- Tiết dầu dư thừa, làm tắc nghẽn nang lông.
- Nang lông bị tắc bởi tế bào da chết và dầu.
- Vi khuẩn gây viêm nhiễm tổn thương trên
- Hoạt động quá mức của hormone Androgen, tăng tiết chất nhờn hơn so với nhu cầu của da.
Ngoài ra, một nguyên nhân gây mụn trứng cá khác do di truyền. Nếu cha mẹ bị mụn trứng cá, bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc cao hơn những người cùng trang lứa trong lứa tuổi vị thành niên.
Phụ nữ có nhiều khả năng bị mụn trứng cá trong tuổi trưởng thành hơn nam giới, do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ có vào những thời điểm nhất định trong cuộc đời. Những mốc thời gian này bao gồm:
- Bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.
- Trong thời gian mang thai, thường là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang.
Các yếu tố ảnh hưởng đến Mụn trứng cá
- Hormone: Androgens là hormone tăng trưởng ở bé trai và bé gái trong giai đoạn dậy thì khiến tuyến bã nhờn to ra và tạo ra nhiều bã nhờn hơn.
- Một số loại thuốc: Ví dụ là các loại thuốc có chứa corticosteroid, testosterone hoặc lithium.
- Chế độ ăn: sữa tách béo và thực phẩm giàu carbohydrate – như bánh mì, bánh mì tròn và khoai tây chiên – có thể làm cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Lo âu: làm cho tình trạng mụn trứng cá xuất hiện nhiều hơn và nặng hơn.
- Vệ sinh kém: là cơ hội tốt để vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
- Mỹ phẩm: không có bằng chứng làm nặng thêmmụn trứng cá, đặc biệt là nếu bạn sử dụng trang điểm không chứa dầu. Tuy nhiên, nếu làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây dị ứng, tẩy trang không sạch lại là một yếu tố thúc đẩy quá trình hình thành mụn trứng cá.
Rất nhiều yếu tố khác có thể là yếu tố thúc đẩy làm cho tình trạng mụn trứng cá trở nên nặng nề hơn và dai dẳng hơn nên các bạn cần hiểu rõ để có thể rút ngắn thời gian điều trị mụn trứng cá.
Tác giả: Bác sĩ Da liễu Đào Hải Trâm Oanh