Kem chống nắng – Phân loại – Chỉ số – Cách sử dụng

Hằng ngày Da phải chịu tác động với rất nhiều tác nhân gây hại mà trong đó nguy hiểm nhẩt có thể kể đến là tia UV. Tiếp xúc với tia UV mỗi ngày với cường độ cao mà không được bảo vệ đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ và làn da như: cháy nắng, viêm da, sạm nám, tàn nhang, lão hoá và nguy hiểm nhất là tăng nguy cơ Ung thư da…Vì vậy, để hạn chế mức độ tác động của tia UV và những tác nhân khác trên làn da thì sử dụng kem chống nắng là bước chăm sóc da không thể thiếu mỗi ngày.

Phân loại

Kem chống nắng được chia thành 2 loại dựa trên sự khác nhau về thành phần, cơ chế tác động và cách sừ dụng, đó là Kem chống nắng Vật lý và Kem chống nắng Hoá học được thể hiện trong bảng so sánh sau:

Phân loại Kem chống nắng Vật lý Kem chống nắng Hóa học
Tên gọi Sunblock Suncreen
Thành phần Thường gồm các thành phần titanium dioxide và zinc oxide Gồm các chất hữu cơ như sau: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,…
Cơ chế tác dụng Một lớp gương phản xạ lại các tia gây hại cho da. Nó giống như một lớp màng chắn không cho UVA/ UVB tiếp xúc với da.

 

 

Hoạt động như một màng lọc hóa học, bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách hấp thu, xử lý và phân huỷ các tia này trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da.
Ưu điểm -Tác dụng ngay sau khi thoa lên da mà không cần đợi một khoảng thời như kem chống nắng hóa học.
– Ít gây kích ứng cho da, phù hợp với những người có làn da nhạy cảm và cả da em bé.
-Tạo thành lớp chống nắng bền vững trong thời gian dài.
-Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng, nhẹ, ít nhờn rít, ít gây bít tắc lỗ chân lông.
– Không để lại vệt trắng bệt trên da, dễ thấm vào da và không làm da bị bóng dầu.
– Lượng kem phải sử dụng ít hơn so với kem chống nắng vật lý.
– Có nhiều loại với các chỉ số SPF khác nhau và có cả loại có khả năng kháng nước, phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng.
– Dễ tiệp màu da và cũng có thể sử dụng để thay để kem lót trang điểm.
Nhược điểm -Chất kem dày, đặc nên dễ gây bí da, bít tắc lỗ chân lông dẫn tới mụn, da đổ dầu gây tối và sạm màu da.
– Kem chống nắng dễ bị trôi nếu da tiết nhiều mồ hôi. Do đó, khi phải hoạt động ngoài trời nhiều hoặc phải tiếp xúc với nước, kem chống nắng vật lý sẽ không phù hợp.
– Thường tạo một lớp màu trắng trên da, không tiệp màu da.
– Khó tiệp màu với lớp nền trang điểm.
-Các thành phần hóa học có thể gây kích ứng da, đặc biệt với người có làn da nhạy cảm.
– Kém bền vững do đó sau 2 tiếng phải bôi lại.
– Sau khi bôi phải chờ 15-20 phút để kem ngấm vào da và có tác dụng trước khi ra nắng.
– Da dầu sử dụng kem chống nắng hóa học dễ bị nổi mụn.

Việc hiểu rõ được sự khác nhau giữa 2 loại kem chống nắng trên sẽ giúp bạn lựa chọn được loại kem chống nắng phù hợp với da và từng hoàn cảnh khi sử dụng kem chống nắng.

Chỉ số

Ngoài ra, 1 chỉ số quan trọng khác của kem chống nắng mà bạn cần phải lưu ý đó là SPF và PA, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy đây là chỉ số luôn luôn xuất hiện trên bất kì sản phẩm kem chống nắng nào, vậy thực chất ý nghĩa của nó là gì?

  • Chỉ số SPF (sun protection factor) theo FDA là định mức đo lường khả năng chống lại tia UVB được dùng trong kem chống nắng. Chỉ số này được tính theo số giờ và tỷ lệ phần trăm chống tia UV khi sử dụng kem chống nắng trên da. Chỉ số SPF trong kem chống nắng thấp nhất là 15 và cao nhất là 100, một SPF có khả năng bảo vệ làn da và hạn chế những tác hại của tia UVB trong khoảng 10 phút.

chỉ số SPF

  • Chỉ số PA (protection grade of UVA) là chỉ số đo lường khả năng bảo vệ cơ thể tránh tia UVA của kem chống nắng do Hiệp Hội Mỹ Phẩm Nhật Bản công bố. Cách đọc hiểu ý nghĩa chỉ số PA trên kem chống nắng: thông thường trên bao bì kem chống nắng chỉ số PA được thể hiện kèm theo các dấu “+”, được hiểu như sau:

PA+ có khả năng chống lại tia UVA ở mức từ 40-50%

PA++ khả năng chống tia UVA tốt hơn, ở mức từ 60-70%

PA+++: Khả năng chống tia UVA tốt, tới 90%

PA++++: Có khả năng chống tia UVA rất tốt, lên đến trên 95%.

Cách sử dụng kem chống nắng đúng cách

  1. Sử dụng đúng trình tự:

Kem chống nắng Vật lý: là bước sau cùng, chỉ dưới lớp make up.

Kem chống nắng Hoá học: thường được bôi ở lớp dưới cùng, để tạo liên kết với các tế bào da.

  1. Đợi KCN hoạt động:

Thường Kem chống nắng Vật lý sẽ có thời gian hoạt động nhanh hơn nên có thể sử dụng trước 3-5p khi ra nắng, còn thời gian để Kem chống nắng Hoá học hoạt động trên da sẽ là 20-30p. Tuy nhiên, tốt nhất nên sử dụng KCN khoảng 15-20p trước khi ra đường.

  1. Phải sử dụng đủ lượng kem chống nắng:

Theo khuyến cáo của FDA nên sử dụng 2mg/cm2 để kem chống nắng bảo vệ da tốt nhất. Nên tuỳ vào diện tích vùng da mà các bạn có thể tính toán được lượng kem chống nắng cần sử dụng.

  1. Bôi kem chống nắng đúng cách trên da:

Không nên chà xát mạnh, chỉ cần vỗ để sản phẩm thẩm thấu vào da.

  1. Lặp lại kem chống nắng:

Nên lặp lại kem chống nắng theo thời gian ước tính có thể bảo vệ da của từng sản phẩm kem chống nắng để chắc chắn rằng làn da của bạn luôn được bảo vệ an toàn.

  1. Phải sử dụng kem chống nắng hằng ngày:

Kể cả những ngày trời mưa hay âm u, dù chỉ ở trong nhà hay ra đường, vẫn phải sử dụng kem chống nắng vì tia UV có thể xuyên qua mây và cửa kính.

  1. Bắt buộc sử dụng kem chống nắng nghiêm ngặt:

Khi đang sử dụng chung với những sản phẩm có chứa Vit C, Retinol, Tretinoin… bắt buộc phải sử dụng kem chống nắng vì những sản phẩm này rất nhạy cảm với ánh nắng.

  1. Luôn Luôn tẩy trang:

Để loại bỏ lớp kem chống nắng mỗi ngày, hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông và tạo mụn, bạn cần phải tấy trang vào cuối ngày.

  1. Sử dụng kem chống nắng ở vùng da nào?

Nên sử dụng kem chống nắng ở tất cả vùng da có nguy cơ tiếp xúc với môi trường, đặc biệt là những vùng da dễ lão hoá như: quanh mắt, cổ, tay chân…

Tác giảBác sĩ Da liễu Đào Hải Trâm Oanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *