Cách chọn đồ chống nắng hiệu quả

Từ xưa con người đã biết tạo ra các loại trang phục để che chắn và bảo vệ cơ thể, dần dần không chỉ với mục đích làm đẹp, chúng còn được sử dụng để chống lại các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài lên da như bức xạ mặt trời UVA và UVB. Hiện nay do nhu cầu sử dụng tăng cao, đồ chống nắng được sản xuất và đưa ra thị trường một cách tràn lan với giá chỉ từ vài chục nghìn đến hàng trăm triệu đồng. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể lựa chọn được trang phục vừa thời trang, hợp giá tiền mà lại chống nắng tốt? Hãy là người tiêu dùng thông thái thông qua bài viết sau đây nhé.

Che phủ càng nhiều càng tốt

Vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời rất dễ bị tổn thương, thời gian tiếp xúc càng lâu, da càng dễ lão hóa sớm, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến ung thư da. Vì vậy, cần lựa chọn những loại trang phục che phủ được càng nhiều phần cơ thể càng tốt. Ví dụ: áo dài tay sẽ bảo vệ tốt hơn áo ngắn tay, áo có cổ che phủ được phần sau gáy so với áo không cổ, quần dài tốt hơn quần ngắn, mũ rộng vành che phủ được mặt, tai và cổ so với mũ lưỡi trai chỉ phần mặt, kính chống nắng tròng lớn che phủ được mắt và cả vùng da quanh mắt.

Hình 1: độ chống nắng của các loại mũ từ thấp đến cao

Chất liệu vải

Vải được làm từ những sợi nhỏ đan hoặc dệt lại với nhau, dưới kính hiển vi, chúng ta có thể nhìn thấy những lỗ nhỏ li ti giữa các sợi vải, đây là khoảng trống cho phép bức xạ mặt trời có thể xuyên qua tới da chúng ta. Nếu vải được đan hoặc dệt càng chặt, các lỗ hổng này sẽ càng nhỏ và càng hạn chế được tia UV xuyên qua. Một số loại vải đặc biệt như vải jean sử dụng kĩ thuật dệt chéo làm tăng độ chặt và khít của những sợi vải. Có 1 cách đơn giản để kiểm tra tương đối khả năng chống nắng của quần áo là đưa chúng lên trước ánh nắng mặt trời hay bóng đèn điện, nếu quan sát thấy nhiều ánh sáng xuyên qua thì khả năng chống nắng của loại quần áo đó không tốt, tuy nhiên do ánh sáng nhìn thấy khác bức xạ UV không nhìn thấy nên đây chỉ là cách đánh giá tương đối.

Hình 2: những loại vải khác nhau về mật độ sợi trên 1 đơn vị diện tích sẽ đưa ra khả năng chống nắng khác nhau. UPF càng cao, bảo vệ càng nhiều

Chất liệu vải cũng ảnh hưởng đến tính chống nắng của đồ chống nắng. Hầu hết những loại sợi tự nhiên như cotton, lông cừu có khả năng hấp thụ bức xạ mặt trời, một số loại còn có thêm tính năng co dãn giúp kéo những sợi vải khít nhau hơn. Các loại sợi tổng hợp như polyester, nylon… chống lại bức xạ UV tốt hơn cotton. Những sợi vải bóng như tơ nhân tạo phản xạ ánh sáng tốt hơn loại mờ đục như sợi lanh, chúng hấp thụ UV nhiều hơn là phản xạ. Cuối cùng, những loại vải càng dày, càng nhiều lớp thì bảo vệ tốt hơn những loại mỏng nhẹ.

Màu sắc

Hầu hết trang phục của chúng ta đều được nhuộm màu, một số màu có khả năng hấp thụ UV rất tốt. Những màu càng tối như đen, xanh đen… hấp thụ tia UV tốt hơn nhiều lần so với màu sáng. Màu càng đậm, khả năng chống nắng càng nhiều. Nhiều loại vải còn được bổ sung các chất chống nắng giúp hấp thụ bức xạ mặt trời đặc biệt là UVA. Như vậy bạn nên chọn áo khoác, mũ nón có màu tối đậm như màu đen, xanh đen. Khi sử dụng hoặc giặt tẩy nhiều sẽ gây giãn và bạc màu, vì vậy cần thay mới để đảm bảo độ chống nắng bạn nhé.

Chỉ số chống nắng UPF ( Ultraviolet Protection factor)

Mặc dù có thể đánh giá độ chống nắng của trang phục qua màu sắc, khối lượng, loại vải, cách dệt, tuy nhiên rất khó để kết luận khả năng chống nắng của loại đó là bao nhiêu nếu chỉ quan sát bằng mắt thường. 1 giải pháp là chọn loại vải có nhãn UPF. UPF (Ultraviolet Protection Factor) là tiêu chuẩn đánh giá độ chống nắng của trang phục được áp dụng tại Úc từ năm 1996. UPF được đánh giá dựa trên khối lượng, màu sắc, loại vải, cách dệt và cho biết bao nhiêu bức xạ mặt trời có thể xuyên qua chúng. Ví dụ. 1 chiếc áo sơ mi với UPF 50 cho 1/50 lượng bức xạ mặt trời (khoảng 2%) tới da, ngược lại 1 chiếc áo thun mỏng có UPF khoảng 5, cho 1/5 (khoảng 20%) bức xạ mặt trời xuyên qua.

Vậy có phải mọi người nên mua những loại trang phục có nhãn UPF, khi mà chúng thường là hàng hiệu đắt tiền. Câu trả lời là KHÔNG. Một vài phụ kiện hoặc quần áo như vải jean là 1 trong những loại có khả năng chống nắng tốt nhất dù có hay không có nhãn UPF. Áo sơ mi với tay dài và 2 lớp vải vùng vai (nơi tiếp xúc anh nắng cao) là 1 thiết kế vừa mỏng nhẹ giúp người mặc cảm thấy thoải mái và mát mẻ vừa có khả năng chống nắng tốt.

Hình 3: chỉ số UPF càng cao, khả năng chống nắng càng cao

Những tips chống nắng hoàn hảo

  • Mua quần áo đúng mục đích. Bạn không cần mặc quần áo dày cộm khi đi biển, thay và đó lựa 1 chiếc áo vải lanh dệt chặt có tay dài, vừa thoáng mát lại chống nắng tốt
  • Nếu bạn mua quần áo có khả năng co dãn như legging thì nên chú ý lựa đúng size, kéo dãn quá nhiều sẽ giảm chỉ số chống nắng của quần áo
  • Lựa chọn những loại quần áo có chỉ số UPF từ 30 trở lên
  • Lựa chọn những loại quần áo hoặc mua thêm phụ kiện có thể che phủ hầu hết phần da tiếp xúc mặt trời
  • Giặt quần áo có thành phần cotton 2-3 lần trước khi mặc sẽ giúp gia tăng chỉ số UPF của quần áo do quần áo co lại làm giảm khoảng cách giữa các sợi vải
  • Đội mũ rộng vành, ít nhất 8cm đường kính để có thể che phủ mặt, cổ, tai
  • Khi ra ngoài trời, lựa chỗ có bóng mát
  • Chú ý rằng tia UV có thể phản xạ lại các bề mặt như nước, gương làm tăng lượng bức xạ gấp đôi tới da bạn.
  • Sử dụng kính chống nắng tròng lớn, và bôi kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên nhất là những vùng không được quần áo bảo vệ

Việc chống nắng càng trở nên cần thiết hơn trong trường hợp bạn sử dụng những sản phẩm chăm sóc da hằng ngày như serum C vào ban ngày. C serum được sử dụng kèm với kem chống nắng sẽ tạo hàng phòng thủ gấp đôi bảo vệ làn da bạn dưới ánh nắng mặt trời. Bạn cũng đừng quên che chắn làn da cẩn thận trước khi ra ngoài với đồ chống nắng được khuyên dùng phía trên nhé. (Link thông tin sản phẩm C serum: Tinh chất dưỡng trắng, trẻ hóa da – C serum )

Tinh chất dưỡng trắng, trẻ hóa da – C SERUM

Chúc bạn thành công!


Nguồn ảnh: Internet

Tài liệu tham khảo:

–How to Choose Sun Protection (UPF) Clothing – Rei.com

–Ultraviolet Protection Factor Clothing – Learskin.com

–What Is Sun-Safe Clothing? – SkinCancer.org

–Photoprotection by clothing-Peter Gies

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *