[ BẠN BIẾT GÌ VỀ MỤN? ] Kỳ 3: Những tác nhân gây ra mụn

Nội tiết tố thay đổi, chế độ sinh hoạt hằng ngày, cân bằng dinh dưỡng hoặc stress… đều có thể trở thành nguyên nhân gây ra mụn. Không kể đến những rắc rối biểu hiện lên bề mặt da, bạn nên tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa bên trong để chuẩn bị chu trình chữa trị mụn đúng cách.

  • Cân bằng dinh dưỡng

Mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu nhóm vitamin B…dễ khiến bạn nổi mụn. Có thể nói các vấn đề của da là kết quả của việc cân bằng dinh dưỡng vì mụn liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống của mỗi người chúng ta. Đặc biệt, mụn rất thường gặp ở những bạn có thói quen ăn uống quá mức các loại bánh kẹo ngọt, thức ăn nhanh hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ.  Dầu mỡ và đường ngọt rất dễ trở thành chất dinh dưỡng của bã nhờn, một khi lượng bã nhờn này trở nên quá mức thì việc tiết bã nhờn cũng trở nên tăng cao. Và nếu chúng gây tắc nghẽn lỗ chân lông, mụn sẽ ngay lập tức được hình thành.

Ngoài ra, khi dầu mỡ hoặc đường ngọt được đưa vào trong cơ thể, do quá trình trao đổi chất, một lượng lớn Vitamin B sẽ được tiêu thụ. Chức năng điều tiết bã nhờn bị xáo trộn khiến da bóng dầu và dễ nổi mụn. Ngược lại, chế độ ăn uống vô lý khiến lượng calo tăng cao, khiến dinh dưỡng không thể phân bố khắp nơi để nuôi da cũng làm da bị khô nứt nẻ, cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mụn.

Vì vậy, điều quan trọng trong việc hạn chế sự sản sinh của mụn chính là có thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh, tốt cho sức khỏe.

  • Tình trạng da thiếu ẩm

Nguyên nhân gây ra mụn không chỉ do da bài tiết bã nhờn quá nhiều mà còn do da khô không đủ ẩm. Nguyên nhân lớn nhất gây ra mụn ở tuổi thanh thiếu niên – độ tuổi 10 đến 20, chính là do tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh. Tuy nhiên, mụn ở độ tuổi sau 20  có thể có nguyên nhân chính là do da khô, không đủ độ ẩm.

Người trưởng thành sau 20 tuổi thường xảy ra tình trạng da khô nhưng khi sờ vào vẫn thấy dinh dính, sau đó mụn bắt đầu phát triển. Khi bề mặt da quá khô, tuyến bã nhờn với chức năng bảo vệ độ ẩm cho da sẽ sản sinh ra rất nhiều bã nhờn, và khi tiết ra quá nhiều bã nhờn sẽ làm tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn phát triển mạnh.

Ngoài ra, khi da khô, quá trình sừng hóa sẽ bị đảo lộn khiến lớp sừng trở nên cứng và dày, vì thế lỗ chân lông bị thu hẹp lại khiến bã nhờn càng ngày càng tích tụ nhiều lên.

Có thể nói rằng mụn ở người trưởng thành chủ yếu do da thiếu ẩm mà hình thành, vì thế việc áp dụng chu kì skincare, và dùng các sản phẩm bổ trợ từ bên trong và bên ngoài giúp da duy trì độ ẩm chính là đối sách bảo vệ da khỏi các loại mụn.

  • Thiếu ngủ

Trong khi ngủ, da sẽ được phục hồi các tổn thương da tác nhân bên ngoài hoăc bên trong gây ra, vì vậy ngủ đúng và đủ giờ chính là chìa khóa cho một làn da khỏe mạnh.

Việc thức khuya hoặc ngủ không đủ giấc, hoặc thời gian ngủ lộn xộn cũng khiến tỉ lệ mụn tăng cao. Da sẽ phục hồi các tổn thương trong lúc ngủ bằng cách thay da mới, vì vậy việc thiếu ngủ sẽ khiến quá trình phục hồi diễn ra không suôn sẻ và gây ảnh hưởng đến quá trình sừng hóa, tế bào chết (lớp sừng cũ) còn nguyên trên da sẽ gây bí tăc lỗ chân lông, tạo điều kiện sinh sôi cho mụn.

Ngoài ra, thời gian ngủ lộn xộn cũng gây xáo trộn nhịp điệu của cơ thể, khiến tỉ lệ sản sinh ra hormone sinh trưởng kích hoạt tế bào da thấp. Điều này sẽ làm quá trình nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, khi nhóm vitamin B chứa pantothenic acid bị thiếu hụt, rất có khả năng bạn sẽ rơi vào tình trạng khó ngủ.

10 giờ đêm đến 2 giờ sáng là khoảng thời gian tốt nhất để chìm vào giấc ngủ. Có thể nói rằng: Ngủ sớm dậy sớm, ngủ đúng giờ đúng giấc chính là chìa khóa cho một làn da không mụn luôn khỏe mạnh.

  • Môi trường hanh khô

Không nhất thiết phải đến mùa đông, khi chân tay bắt đầu lạnh và xuất hiện dấu hiệu khô nứt nẻ, bạn cũng nên chú ý vì nó có thể gây mụn. Khi cơ thể bị lạnh, tuần hoàn máu trong cơ thể đình trệ khiến quá trình trao đổi chất cũng diễn ra kém, từ đó da không được cung cấp đủ dưỡng chất để trở nên khỏe mạnh. Hơn nữa, nếu tình trạng hanh khô kéo dài, da ngày càng khô hơn, việc cân bằng hormone rất dễ bị rối loạn, khiến da nhăn nheo và mụn cũng có thể xuất hiện.

Mở điều hòa quá mức vào mùa hè, không giữ ấm cơ thể hoặc hút thuốc khiến máu lưu thông kém đều không tốt cho da của bạn. Mỗi ngày, bổ sung nhiều rau quả, trái cây có chứa vitamin B – có thể nói vitamin B là vitamin của làn da, sẽ rất có ích cho bạn trong việc cải thiện da khô nhăn nheo và giúp trao đổi chất tốt hơn.

    • Tia tử ngoại

Kẻ thù lớn nhất nhì của da chính là tia tử ngoại. Làn da dễ bị mụn lúc nào cũng mẫn cảm, vì vậy, sự tàn phá gây ra bởi tia tử ngoại cũng khủng khiếp hơn. Khi da hấp thụ tia tử ngoại, nhân mụn xuất hiện và dẫn đến tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông. Chất Volufiline sản sinh ra vi khuẩn gây mụn khi tiếp xúc với tia tử ngoại sẽ xảy ra phản ứng oxi hóa, từ đó xuất hiện tình trạng mụn bị viêm nhiễm.

Những vết mụn này dễ trở thành vết nám do tia UV từ mặt trời, chính vì thế mà chúng ta cần có những biện pháp ngăn ngừa triệt để tình trạng này. Đồng thời cũng đừng quên sử dụng kem chống nắng thân thiện với da khi ra ngoài, bổ sung cho cơ thể vitamin B2 hoặc vitamin C chống oxi hóa là điều rất cần thiết.

  • Phấn hoa và ô nhiễm không khí

Da bảo vệ cơ thể khỏi rất nhiều các tác nhân từ bên ngoài như tia tử ngoại, bụi bẩn…Trong đó, hai tác nhân dễ thấy nhất chính là phấn hoa và ô nhiễm không khí. Khi mùa thay đổi từ hè sang thu, rất nhiều người bị ảnh hưởng bởi phấn hoa, tuy cơ thể không bị vấn đề thay đổi thời tiết gây ảnh hưởng nhưng da vẫn có khả năng xảy ra những vấn đề khác nhau.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến mức độ ô nhiễm của không khí xung quanh. Các hạt phân tử hóa học có thể lưu lại bên trong lỗ chân lông của bạn, chúng kết hợp với bã nhờn gây ra hiện tượng viêm nhiễm và khiến mụn nổi lên.

Đừng để các tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng đến da của bạn bằng cách bảo vệ sức khỏe, đảm bảo chu kì sừng hóa của da cũng như tăng cường chức năng rào chắn của da.

  • Stress


Mỗi ngày, công việc, gia đình hoặc hàng tỉ tỉ việc không tên gây ra áp lực cho bạn và những áp lực chồng chất ngày qua ngày này cũng là một nguyên nhân gây ra mụn trên da.

Một khi cơ thể rơi vào trạng thái stress nặng, cơ thể sẽ tiêu thụ một lượng lớn thành phần bên trong cơ thể có tác dụng như giảm viêm để giải quyết tình trạng này. Do đó, thành phần giảm viêm dành cho da giảm đi, khiến tình trạng mụn dễ xảy ra hơn.

Cùng lúc đó, khi tình trạng stress xảy ra, phản ứng oxy hóa cũng phát sinh trong cơ thể, tế bào bị tổn thương, khả năng miễn dịch kém đi khiến việc phòng chống mụn diễn ra khó hơn.  Hơn nữa, phản ứng oxy này cũng tấn công những thành phần làm đẹp da như collagen, làm chậm khả năng tái sinh của da, mụn cũng khó lành hơn và dễ để lại sẹo mụn.

Để có một làn da khỏe đẹp, bạn nên giải tỏa căng thẳng và sống thoái mái, vui vẻ nhất có thể.

  • Chăm sóc da chưa đúng cách

Nhiều người có suy nghĩ rằng chu trình skincare hoặc phương pháp trị mụn của mình là đúng cách, nhưng thực tế mụn vẫn phát triển đều đều. Chẳng hạn, nhiều bạn sở hữu làn da bóng dầu vì muốn da sạch sẽ thông thoáng, nên rửa mặt rất nhiều lần trong một ngày là điểu vô cùng kiêng kị. Khi rửa mặt quá nhiều lần, bạn sẽ rửa trôi luôn cả chất dưỡng ẩm cần thiết cho da, khiến lớp sừng bị dày lên, không giúp da loại bỏ bã nhờn dư thừa mà ngược lại còn khiến mụn có nhiều cơ hội để tấn công. Mặt khác, nếu bạn ít rửa mặt hoặc rửa mặt không sạch thì lớp trang điểm còn lưu lại trong lỗ chân lông cũng sẽ gây ra tình trạng mụn trên da.

Đối với da, cọ xót quá mạnh cũng khiến da bị tổn thương. Chà xát quá mạnh khi trang điểm hoặc mát xa da, hoặc sờ nặn mụn cũng khiến việc viêm nhiễm trở nên nặng hơn. Vì thế, bạn nên tránh việc chà xát, gãi, sờ, rửa quá mạnh da hoặc các vết mụn, đồng thời cũng chú ý đến quần áo nên rộng rãi một chút nếu bị mụn trên cơ thể.

Phấn nền hoặc các sản phẩm skincare có chứa nhiều dầu cũng gây bí tắc cho lỗ chân lông, khiến mụn phát triển. Ngoài ra, các dụng cụ trang điểm như cọ, bông mút cũng có thể là nơi cư ngụ của vi khuẩn gây mụn, vì thế hãy vệ sinh dụng cụ trang điểm sạch sẽ rồi sử dụng nhé.

Ngay cả những tác nhân nhỏ đến mức bạn không để ý cũng có thể khiến da bị mụn. Vấn đề quan trọng trong việc chăm sóc da mà bạn nên biết chính là mụn không phải lúc nào cũng biểu hiện lên bề mặt da, vì thế hãy quan tâm hơn đến cả những thay đổi từ trong cơ thể, hãy rèn luyện lối sống khỏe mạnh để có được một làn da đẹp rạng rỡ hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *